Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Ngồi làm việc nhiều với máy tinh khiến tôi cảm thấy rất đau đầu, liệu có vấn đề gì về thần kinh?
“Tôi 25 tuổi, thường xuyên phải ngồi trước máy tính làm việc mỗi ngày 8 – 10 tiếng. Trước đây không sao, nhưng gần đây mỗi khi ngồi trước máy tính khoảng 30 phút tôi lại bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, trong người luôn nôn nao khó chịu, lúc ra ngoài đi ăn trưa hoặc đi làm về thì tôi lại thấy bình thường. Xin hỏi tôi có bị bệnh gì về thần kinh không? Làm thế nào để không bị tình trạng này nữa?”
Quốc Trịnh (TP.HCM)
Đau đầu khi ngồi trước máy tính | Đau đầu,Đau đầu khi ngồi trước máy tính
Tôi thường cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn khi làm việc quá lâu bên máy tính
(Ảnh minh họa)
Trả lời:
GS.TS.BS Lê Đức Hinh, chủ tịch hội Thần kinh Việt Nam: Công việc của bạn đòi hỏi tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên mắt bạn phải nhìn liên tục vào màn hình, khiến bạn mệt mỏi, nhức đầu. Bên cạnh đó, thời gian ngồi làm việc của bạn quá nhiều khiến sự tuần hoàn máu lên não cũng bị ảnh hưởng, gây cho bạn các triệu chứng như đã nêu. Tuy nhiên, bạn có cung cấp thêm thông tin là sau khi rời khỏi phòng làm việc thì bạn cảm thấy bình thường. Bạn nên xem lại có phải cách sắp xếp, không gian trong phòng đã ảnh hưởng đến tình trạng của bạn? Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ một lần để biết rõ tình trạng của mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nắm rõ tiền sử bệnh gia đình sẽ giúp bạn hạn chế một số bệnh tật.

Rất nhiều chứng bệnh của thời đại văn minh ngày nay là do lối sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu di truyền học cho thấy một số gen cũng có khuynh hướng gây ra bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những cặp song sinh cùng trứng thường mắc chung một bệnh hơn là những cặp song sinh khác trứng. Điều đó cho thấy rằng càng chung nhiều gen sẽ càng chung những đặc tính sinh học cũng như cùng mắc phải một số bệnh. Do đó cần biết về tiền sử bệnh gia đình để tốt hơn cho sức khỏe của bạn:
Trong gia đình bạn có ai bị các bệnh tự miễn (autoimmune) không?
Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tuyến giáp, đa xơ cứng, đái tháo đường týp 1, bạch biến... xảy ra khi có một sự mất thăng bằng trong hệ miễn dịch làm cho chính cơ thể cứ tưởng quân mình là “quân lạ” và quay ra tấn công chính các mô của cơ thể. Những bệnh tự miễn được cho là có “dính dáng” tới sự dị ứng thực phẩm, nhất là dị ứng gluten, sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, cũng làm ngòi nổ cho một số dạng ung thư. Vì vậy, bạn phải đi trước một bước, cần kiểm tra xét nghiệm các kháng thể, xét nghiệm mức độ dị ứng thực phẩm...

Ung thư vú có thể bị di truyền từ mẹ hoặc chị gái (Ảnh minh họa)
Bạn có chị hoặc mẹ từng bị ung thư nhũ hoa hay không?
Tần suất rủi ro để một phụ nữ bị dính bệnh ung thư nhũ hoa là 1/12. Tuy nhiên tần suất này sẽ tăng lên gấp 2 hoặc gấp 3 cho bạn nếu mẹ hoặc chị bạn đã từng mắc phải, đặc biệt nếu mẹ hoặc chị bạn bị ung thư nhũ hoa trước 50 tuổi hoặc trước khi mãn kinh. Các nhà y học cho rằng một số dạng ung thư vừa do một phần gen di truyền, một phần do tác động của môi trường. Một số gia đình có những yếu tố gen làm cho cơ thể rất nhạy cảm với những tác nhân ở trong môi trường có thể gây ung thư như hóa chất, virút, khói thuốc...
Chúng ta thường “ngắm nghía” cơ thể mình để xem chúng ta được hưởng gì từ ông bà, cha mẹ: một đôi chân dài hút hồn các chàng trai, một chiếc mũi dọc dừa thanh tú, một nụ cười nghiệng nước đổ thành. Tuy nhiên, ít có ai để ý xem, ông bà cha mẹ mình đã từng... mắc phải những bệnh gì. Biết được bệnh sử gia đình sẽ giúp làm giảm rủi ro cho chính sức khỏe của bạn khi tuổi về chiều.
Để giảm tần suất rủi ro, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra ngực, đừng phớt lờ những triệu chứng và trì hoãn sự xét nghiệm, ăn nhiều loại trái cây và rau củ có đặc tính kháng ung thư, tránh căng thẳng quá độ nhằm giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh.
Nên biết về tiền sử bệnh gia đình - 2
Một số loại bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Ảnh minh họa)
Cha mẹ của bạn có cao cholesterol và nhồi máu cơ tim?
Tần suất rủi ro mắc phải nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: sự phân phối lipoproteins tỉ trọng thấp (Low Density Lipoproteins-LDL) trong máu, nồng độ của homocysteine và các chất gây viêm. Cứ khoảng mỗi 500 người thì sẽ có một người được nhận gen gây ra nồng độ cao chất LDL. Chứng cao LDL này gọi là chứng cao mỡ máu gia đình (Familial Hyperlipidaemia). Nếu cha hoặc mẹ của bạn từng bị nhồi máu cơ tim trước khi bước vào tuổi 50 thì tần suất rủi ro mắc phải nhồi máu cơ tim của bạn rất cao. Nếu cha hoặc mẹ của bạn bị nhồi máu cơ tim sau 70 tuổi thì bạn có khuynh hướng mắc phải các bệnh về tim mạch. Một yếu tố khác gây rủi ro cho bệnh tim mạch là huyết áp cao. Cao huyết áp có thể do lối sống, nhưng gen cũng đóng một vai trò. Do đó, nhồi máu cơ tim cũng có khả năng di truyền.
Bạn cần phải kiểm tra xét nghiệm mỡ trong máu thường xuyên. Hạn chế hoặc tránh thực phẩm nhiều carbohydrates, đường... sẽ có ích lợi lớn trong việc hạ cholesterol. Ngưng hút thuốc, thể dục đều đặn. Cần có sự kiểm soát trọng lượng cơ thể thích hợp. Cần chú trọng những bữa ăn giàu Vitamin B3, B6, B12, E, C nhằm giúp hạ cholesterol và hàm lượng homocysteine; đồng thời có tác dụng ngăn cản sự hình thành các cục máu đông bất thường (thromboses).

Design by Hao Tran -