Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013


Nhiều bạn trẻ vô tình hoặc cố ý do tò mò, bạn bè rủ rê, tính hiếu thắng… đã biến mình thành "con nghiện" phim sex lúc nào không hay.
Thưa bác sỹ, năm nay cháu 21 tuổi. Năm lớp 10 cháu vô tình xem phải 1 clip sex trong máy tính. Lúc đó cháu vô cùng hoảng loạn và sợ hãi nhưng nó cứ ám ảnh cháu để rồi cháu bị nghiện từ lúc nào không biết. Cháu cũng không có bạn thân nên chẳng biết kể với ai. Sau mỗi lần như vậy cháu lại thấy ghê tởm bản thân nhưng mỗi lúc cô đơn cháu lại bị như vậy. Cháu sợ lắm và nhiều lúc cháu chỉ muốn chết thôi. Tại sao cháu lại mắc thứ bệnh hoạn này? Cháu tưởng khi lên đại học rồi, căn bệnh này sẽ chấm dứt, ai ngờ nó càng nặng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của cháu. Xin bác sỹ hãy giúp cháu với ạ. Cháu đã lãng phí 5 năm, tự hủy hoại cuộc đời mình rồi. Giờ cháu phải làm sao đây???
(Bạn đọc xin được giấu tên)
Ảnh minh họa
Bác sỹ Tiin trả lời:
Trong xã hội hiện nay, việc các bạn trẻ 16, 17 tuổi xem clip sex không còn là chuyện hiếm. Nhiều bạn vô tình (như bạn) hay cố ý do tò mò, do bạn bè rủ rê, do tính hiếu thắng… Tất cả sẽ qua đi nếu mình biết điểm dừng, biết kìm chế và làm chủ được mình. Rất tiếc bạn đã không được ai chia sẻ hay người có kinh nghiệm hướng dẫn, giải thích, lúc đầu bạn hoang mang lo sợ, sau thấy thích rồi nghiện.
Nghiện tức là lúc này bạn đã bị lệ thuộc vào nó, như một thói quen khó bỏ. Tôi còn chưa biết bạn chỉ nghiện “xem hình ảnh” thôi chứ có nghiện “thực hành” nữa không? Nếu nghiện cả “thực hành” thì nguy hiểm đấy. Có hại cho sức khỏe, có thể vi phạm đạo đức hoặc phạm tội nữa.
Tất cả bây giờ tùy thuộc vào bạn, chỉ có bạn mới “cai nghiện” cho chính mình được thôi. Việc bạn xác định được đấy là xấu, là nguy hiểm chứng tỏ ý thức của bạn đã tốt rồi nhưng chưa kiềm chế được bản thân. Vì thế, việc bạn cần làm lúc này là cố gắng kìm chế bản thân, khi thấy chuẩn bị có “dấu hiệu” bạn nên di chuyển ra khỏi chỗ có điều kiện (rời máy tính, điện thoại, truyện…) để làm việc khác. Tốt nhất là đi chơi hoặc ra ngoài thư giãn, không khí mát lành sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng cũng tránh đừng đến chỗ tối hoặc ít người quá, không tiếp xúc với bạn gái (tránh xa điều kiện thuận lợi cho chuyện đó dễ xảy ra). Bạn có thể uống một cốc nước lạnh, chơi với người thân, thậm chí cả với động vật yêu thích cũng là biện pháp “hạ nhiệt”.
Bên cạnh đó, bạn cần mở rộng các mối quan hệ, tìm công việc hoặc học nâng cao kiến thức. Học một môn yêu thích có tính nghệ thuật hoặc thể thao càng tốt, kể cả tìm hiểu để có người yêu nữa. Khi bạn bận rộn, bạn sẽ không có nhiều thời gian “nhàn cư vi bất thiện” để nghĩ đến “chuyện đó” nữa.
Lúc đầu sẽ khó khăn một chút, giống như cai nghiện chất kích thích vậy, nếu mình quyết tâm sẽ làm được, chiến thắng bản thân mình là chiến thắng có ý nghĩa nhất đấy. Tôi tin bạn sẽ làm được. Chúc bạn sớm cân bằng lại cuộc sống.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bình thường, các cơn đau ngực sẽ tự hết. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu đặc biệt kèm theo thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt

Tôi năm nay 30 tuổi, đang mang bầu ở tuần thứ 12. Dạo này tôi luôn cảm thấy đau tức ngực, cảm giác này tăng dần. Từ trước đến nay, ngay cả khi có kinh nguyệt tôi cũng không bị đau như vậy. Tôi đang rất lo lắng vì không biết quá trình mang thai của tôi có trục trặc gì không. 

Tôi nghe nói, phụ nữ mang thai thường chỉ bị đau ngực ở những tuần 5-6 thôi chứ không ai đau đến tuần 12 cả. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanhhuyen@...)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chào bạn Thanh Huyền,
Chúng tôi rất hiểu những cảm giác lo lắng của bạn lúc này. Để bạn hiểu rõ hơn về trường hợp bị đau tức ngực trong khi mang thai, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Khi người phụ nữ mang thai, các hormone cũng thay đổi, làm tăng lưu lượng máu, mô ngực cũng phát triển nên một số người có cảm giác đau tức ở ngực, nhất là khi chạm vào. Thông thường, những cơn đau tức ngực phát triển rõ nhất từ tuần thứ 8 trở đi. Đau ngực trong thai kỳ thường do lưu lượng máu đến vú tăng lên và một số hormone ở đây hoạt động mạnh, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi thai càng lớn, ở ngực có thể xuất hiện các vết rạn và hơi ngứa nên các khó chịu ở ngực lại càng tăng lên.

Khi mang thai, các hormone cũng thay đổi, làm tăng lưu lượng máu, mô ngực cũng phát triển nên gây đau tức ở ngực. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, đau ngực khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau:
- Do ợ nóng: Sự gia tăng hormone trong thời kì mang thai có tác dụng duy trì niêm mạc tử cung và làm mềm các dây chằng nên có thể khiến các thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng. Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Ợ nóng càng nhiều, khả năng đau tức ngực càng tăng.
- Do căng cơ bắp: Khi mang thai, hiện tượng căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực xuất hiện. Với một số người, hiện tượng này có thể gây đau ngực. Để giảm sự khó chịu này, chị em có thể tắm nước ấm và tránh nâng vật nặng, chọn áo ngực phù hợp.
Bình thường, các cơn đau ngực sẽ tự hết. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt:
- Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở.
- Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay.
- Đau ngực kèm sốt.
- Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường.
Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi. Nếu chỉ có triệu chứng đơn lẻ (sốt, khó thở, ho bất ngờ, chóng mặt, hay đổ mồ hôi bất thường) thì bạn cũng nên đi khám dù không bị đau ngực.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily.vn



Một khi thấy hiện tượng đau tức ngực, chị em hãy chú ý những nguyên nhân đặc biệt như dưới đây nhé
Đau ngực khi mang thai: lành, dữ đều có 2

Ngồi máy tính quá nhiều dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bệnh thoat vi dia dem và bệnh trĩ. Đến nhà thuốc nam An Dược để có bài tập và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Măc dù rau má có tác dung giai nhiêt, giai đôc... nhưng chưa có nguồn thông tin đáng tin cậy nào khăng đinh rau má không có tác đông xấu đến thai nhi.

Em mang thai được 26 tuần. Thời gian gần đây em cảm thấy ấm ách trong bụng và nhiều khi có cảm giác rất nóng trong người. Em đi khám thì bác sĩ nói có dấu hiêu đông thai, cần nghỉ ngơi. 

Dù đã uống thuốc bác sĩ kê nhưng cảm giác nóng trong người không hết. Me chồng đã xay lá rau má cho em uống để mát người. Xin hoi, nước rau má xay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của me và thai nhi không, nhất là trong lúc em đang bị động thai như thế này? Em xin cảm ơn! (Mai Lâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chào bạn Mai Lâm,
Khi mang thai, sự an toàn của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của những bà mẹ. Bạn đã đi khám và được chẩn đoán có dấu hiệu động thai thì bạn càng nên chú ý hơn đến sức khỏe của mình. 26 tuần, thai nhi chưa phát triển hết nên nếu sinh sớm sẽ không có lợi cho em bé. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Trong khi mang thai, nội tiết tố thay đổi nên nhiều sản phụ cảm thấy nóng bức trong người và vô cùng khó chịu. Để hạ nhiệt độ cơ thể, bạn nên chọn ăn nhiều hoa quả có tính mát, giảm bớt các đồ ăn nhiều gia vị vì nó có thể khiến bạn nóng hơn.


Khi mang thai, sự an toàn của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của những bà mẹ. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, uống nước rau má không phải là giải pháp được khuyến khích. Mặc dù rau má khi xay lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa mụn nhọt... nhưng chưa có nguồn thông tin đáng tin cậy nào khẳng định rau má không có tác động xấu đến thai nhi, nhất là khi sản phụ đang có dấu hiệu động thai. Nếu muốn uống nước rau má giải nhiệt, bạn nên đi khám cẩn thận để được bác sĩ tư vấn thêm.
Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại, kiêng mang vác nặng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt giữ cho tinh thần thoải mái để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu đang trong giai đoạn "nguy hiểm" thì bạn nên kiêng "chuyện vợ chồng" để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tốt nhất, bạn nên đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo mức độ động thai của bạn mà bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp, kể cả việc bạn có nên uống nước rau má giải nhiệt hay không.
Chúc hai mẹ con bạn khỏe mạnh!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily.vn



Ngoài tác dụng chữa phế nhiệt, ho ra máu, đi lỵ, đau bụng khan, Hoàng cầm còn là vị thuốc quý chữa động thai, đau bụng, kém ăn
Điều cần làm khi có dấu hiệu động thai 2
Design by Hao Tran -