Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Loại dung dịch đặc trưng này chỉ được khuyến khích sử dụng khi "đến tháng" và vệ sinh trước/sau khi quan hệ tình dục

Chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, chưa lập gia đình. Em có thói quen dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa hàng ngày. Nhưng em nghe nói nếu dùng liên tục như vậy sẽ có hại hơn là có lợi, sau này sẽ gặp trục trặc chuyện phòng the (ví dụ như khô hạn, đau khi quan hệ...).


Em có thói quen này từ năm 20 tuổi, năm nay em đã 25 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Bác sĩ cho em hỏi, bây giờ em có nên tiếp tục dùng nữa hay không và nếu có thì ngày rửa mấy lần là được? Sau khi đã lấy chồng và đến lúc có bầu thì cách vệ sinh "vùng kín" có gì đặc biệt không? 
Mong bác sỹ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (PhamMinhHai)


BS. Hoa Hồng tư vấn:


Bạn Minh Hải thân mến,

Giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ là điều hết sức cần thiết với bất kì chị em nào. Điều này không những giúp phòng tránh được nhiều bệnh phụ khoa mà còn giúp chị em lấy được sự tự tin và yên tâm hơn rất nhiều trong các vấn đè tế nhị như chuyện phòng the.

Tuy nhiên, mặc dù là một dạng dung dịch được dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín nhưng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải là thuốc trị bệnh và phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của sản phẩm.

Trong bất kì dung dịch vệ sinh phụ nữ nào cũng có các hóa chất nên nếu dùng thường xuyên và liên tục nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến sự mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo. Bình thường, môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8 - 4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.


Dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ không có lợi. Ảnh minh họa

Loại dung dịch đặc trưng này chỉ được khuyến khích sử dụng khi "đến tháng" và vệ sinh trước/sau khi quan hệ tình dục.

Một khuyến cáo nữa khi dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ là: Dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ không có lợi. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da... dễ gây viêm âm đạo.

Bình thường, mỗi lần vệ sinh "vùng kín", em chỉ cần rửa bằng nước sạch hoặc xà bông diệt khuẩn có độ axit thấp là được. Ngay cả việc thụt rửa âm đạo bằng vòi xịt cũng không được khuyến khích cho dù đó là xịt nước sạch.

Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Vậy nên, em nên bỏ thói quen dùng dung dịch này vài lần/ngày nhé. Và em cũng cần nhớ rằng, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.

Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, em nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện dị ứng với thành phần nào đó của thuốc.

Khi lấy chồng, có quan hệ tình dục thường xuyên hoặc khi có bầu, việc vệ sinh "vùng kín" càng cần lưu ý. Để an toàn nhất,Êmm nên thường xuyên vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày, ngay cả những lúc sau khi đi vệ sinh để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Em cũng nên thăm khám phụ khoa để biết mình có rắc rối gì liên quan đến sinh sản hay không nhé!

Chúc em vui khỏe!

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: 
suckhoe@afamily.vn




Rước họa vì không thay băng vệ sinh thường xuyên
Điều cần nhớ khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ 2

Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó là một trong những loại virus rất nguy hiểm gây ung thư vòm họng, miệng nên nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng.

Xin chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, đã có quan hệ tình dục. Thời gian gần đây, em có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở "vùng kín", ngứa, dịch âm đạo ra nhiều. Em không đi khám nhưng qua tìm hiểu thì những triệu chứng đó có vẻ giống với bệnh HPV. 


Bác sĩ cho em hỏi, khi đang mắc bệnh thì em có thể quan hệ tình dục với bạn tình được không và mang BCS khi quan hệ thì có bị lây nhiễm virus HPV cho bạn tình không? Trong khi quan hệ, em có sơ chạm vào "vùng kín" của anh ấy (tay em đã chạm vào "vùng kín" của em trước đó). Như vậy, anh ấy có bị lây nhiễm HPV hay không? Và bệnh HPV này có phát ra ở miệng hoặc lưỡi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! Em xin cảm ơn! (Huyền Linh)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Huyền Linh thân mến,

Trước tiên, phải nói với bạn rằng, bệnh tình dục là những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục (quan hệ trực tiếp) và có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Nhiễm HPV là một trong số những bệnh đó. HPV (human papillomavirus) là tên viết tắt của một loại virus lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

HPV là một virus rất nguy hiểm, chúng lây truyền khá nhanh và gây mụn cóc hoặc ung thư cổ tử cung. Người ta thống kê rằng có hơn 99% những ca ung thư cổ tử cung có chứa loại virus này.


Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng. Ảnh minh họa
Như mọi loại virus khác, HPV sẽ bị hệ miễn dịch đào thải nhưng với những người thường xuyên bị stress, cơ thể suy yếu hay nhiễm siêu vi… thì hệ miễn dịch không đủ sức “chiến đấu” và HPV sẽ có cơ hội hoành hành sớm hơn.

Người bị nhiễm virus HPV thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh vào giai đoạn muộn và đa số không biết mình đang nhiễm virus này. Bệnh âm thầm tiến triển, bản thân người bệnh không hề biết để điều trị và “vô tư” truyền cho bạn tình.

Khi xâm nhập vào cơ thể, siêu vi HPV thường làm xuất hiện các mụn cóc ở vùng xung quanh bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn, gây ra bệnh ung thư hoặc các biến đổi tiền ung thư đối với vùng cổ tử cung, vùng hậu môn, hoặc vùng da gần bộ phận sinh dục của cả người nam lẫn nữ.

Tuy tiềm ẩn và có thể không phát triển thành bất kỳ triệu chứng nào, siêu vi HPV vẫn có thể lây lan từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Nếu quan hệ tình dục an toàn (sử dụng BCS ngay từ khi có tiếp xúc với bạn tình) thì nguy cơ lây nhiễm HPV sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, để giảm thiểu hẳn nguy cơ lây lan bệnh và bệnh nhanh khỏi thì tốt nhất bạn nên kiêng việc quan hệ tình dục.

Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó là một trong những loại virus rất nguy hiểm gây ung thư vòm họng, miệng nên nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng (phát ban, mẩn đỏ, lở loét, viêm kết mạc...). Nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tờ New York Daily News cho biết: Virus HPV là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ họng lây truyền qua tình dục bằng miệng nhanh mà mạnh hơn so với việc hút thuốc lá. Ví dụ ở Thuỵ Điển, HPV gây ra hơn 90% các ung thư họng miệng, ở Hoa Kỳ có hơn 80%.

Tuy nhiên, các triệu chứng như ban mô tả cũng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh tình dục khác. Vì vậy, để biết chính xác mình bị bệnh gì và bạn trai của bạn có bị lây nhiễm virus HPV không thì chỉ có một cách là đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Hai bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Chúc hai bạn vui, khỏe!
 
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn

Bệnh phụ khoa và bệnh tình dục có những dấu hiệu khá giống nhau nên rất khó phân biệt chính xác nếu chỉ quan sát bên ngoài
Bị bệnh tình dục có thể biểu hiện lên mặt 2

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của một số bệnh ở chị em phụ nữ.

Em 20 tuổi, em có kinh từ năm 10 tuổi, đến giờ chu kỳ kinh vẫn không đều. Chu kỳ của em thông thường là một 1 năm một lần.
Em muốn biết mình bị bệnh gì ạ? Xin BS tư vấn giúp em.
(TVy - vythao...@gmail.com)
Chào bạn!

Kinh nguyệt không đều là trạng thái rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, như hành kinh không đúng chu kỳ, chu kỳ kinh quá thưa hoặc ngắn, ra kinh nhiều hoặc quá ít.
Chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) được quy ước kéo dài từ ngày thấy kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu thấy kinh của chu kỳ sau. CKKN bình thường của mỗi phụ nữ có khác nhau, đa số từ 26 đến 34 ngày, CKKN dưới 26 ngày là kinh ngắn, quá 45 ngày là kinh thưa.
Bình thường khi đến tuổi dậy thì, phụ nữ bắt đầu hành kinh, trong giai đoạn đầu hành kinh sẽ không ổn định, sau đó đa số phụ nữ đều ổn định chu kỳ kinh nguyệt có quy luật bình thường trong mỗi tháng.

Không ít trường hợp kinh nguyệt không đều do: sức khỏe, môi trường làm việc, ăn uống, thần kinh căng thẳng… (ảnh minh họa)
Nhưng thực tế không ít trường hợp kinh nguyệt không đều do: sức khỏe, môi trường làm việc, ăn uống, thần kinh căng thẳng… Nhiều khi tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nên có nhiều phụ nữ trẻ tuổi thường chủ quan, không khám và điều trị, hậu quả sau này có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh.
Do vậy, chu kỳ kinh của bạn 1 năm một lần là bất thường và quá thưa, CKKN không đều thường gặp trong bệnh lý <hội chứng đa nang buồng trứng> bệnh này thường có tỷ lệ vô sinh rất cao, bạn nên đi khám sản phụ khoa để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.

Nắm rõ tiền sử bệnh gia đình sẽ giúp bạn hạn chế một số bệnh tật.

Rất nhiều chứng bệnh của thời đại văn minh ngày nay là do lối sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu di truyền học cho thấy một số gen cũng có khuynh hướng gây ra bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những cặp song sinh cùng trứng thường mắc chung một bệnh hơn là những cặp song sinh khác trứng. Điều đó cho thấy rằng càng chung nhiều gen sẽ càng chung những đặc tính sinh học cũng như cùng mắc phải một số bệnh. Do đó cần biết về tiền sử bệnh gia đình để tốt hơn cho sức khỏe của bạn:
Trong gia đình bạn có ai bị các bệnh tự miễn (autoimmune) không?
Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tuyến giáp, đa xơ cứng, đái tháo đường týp 1, bạch biến... xảy ra khi có một sự mất thăng bằng trong hệ miễn dịch làm cho chính cơ thể cứ tưởng quân mình là “quân lạ” và quay ra tấn công chính các mô của cơ thể. Những bệnh tự miễn được cho là có “dính dáng” tới sự dị ứng thực phẩm, nhất là dị ứng gluten, sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, cũng làm ngòi nổ cho một số dạng ung thư. Vì vậy, bạn phải đi trước một bước, cần kiểm tra xét nghiệm các kháng thể, xét nghiệm mức độ dị ứng thực phẩm...

Ung thư vú có thể bị di truyền từ mẹ hoặc chị gái (Ảnh minh họa)
Bạn có chị hoặc mẹ từng bị ung thư nhũ hoa hay không?
Tần suất rủi ro để một phụ nữ bị dính bệnh ung thư nhũ hoa là 1/12. Tuy nhiên tần suất này sẽ tăng lên gấp 2 hoặc gấp 3 cho bạn nếu mẹ hoặc chị bạn đã từng mắc phải, đặc biệt nếu mẹ hoặc chị bạn bị ung thư nhũ hoa trước 50 tuổi hoặc trước khi mãn kinh. Các nhà y học cho rằng một số dạng ung thư vừa do một phần gen di truyền, một phần do tác động của môi trường. Một số gia đình có những yếu tố gen làm cho cơ thể rất nhạy cảm với những tác nhân ở trong môi trường có thể gây ung thư như hóa chất, virút, khói thuốc...
Chúng ta thường “ngắm nghía” cơ thể mình để xem chúng ta được hưởng gì từ ông bà, cha mẹ: một đôi chân dài hút hồn các chàng trai, một chiếc mũi dọc dừa thanh tú, một nụ cười nghiệng nước đổ thành. Tuy nhiên, ít có ai để ý xem, ông bà cha mẹ mình đã từng... mắc phải những bệnh gì. Biết được bệnh sử gia đình sẽ giúp làm giảm rủi ro cho chính sức khỏe của bạn khi tuổi về chiều.
Để giảm tần suất rủi ro, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra ngực, đừng phớt lờ những triệu chứng và trì hoãn sự xét nghiệm, ăn nhiều loại trái cây và rau củ có đặc tính kháng ung thư, tránh căng thẳng quá độ nhằm giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh.
Nên biết về tiền sử bệnh gia đình - 2
Một số loại bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Ảnh minh họa)
Cha mẹ của bạn có cao cholesterol và nhồi máu cơ tim?
Tần suất rủi ro mắc phải nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: sự phân phối lipoproteins tỉ trọng thấp (Low Density Lipoproteins-LDL) trong máu, nồng độ của homocysteine và các chất gây viêm. Cứ khoảng mỗi 500 người thì sẽ có một người được nhận gen gây ra nồng độ cao chất LDL. Chứng cao LDL này gọi là chứng cao mỡ máu gia đình (Familial Hyperlipidaemia). Nếu cha hoặc mẹ của bạn từng bị nhồi máu cơ tim trước khi bước vào tuổi 50 thì tần suất rủi ro mắc phải nhồi máu cơ tim của bạn rất cao. Nếu cha hoặc mẹ của bạn bị nhồi máu cơ tim sau 70 tuổi thì bạn có khuynh hướng mắc phải các bệnh về tim mạch. Một yếu tố khác gây rủi ro cho bệnh tim mạch là huyết áp cao. Cao huyết áp có thể do lối sống, nhưng gen cũng đóng một vai trò. Do đó, nhồi máu cơ tim cũng có khả năng di truyền.
Bạn cần phải kiểm tra xét nghiệm mỡ trong máu thường xuyên. Hạn chế hoặc tránh thực phẩm nhiều carbohydrates, đường... sẽ có ích lợi lớn trong việc hạ cholesterol. Ngưng hút thuốc, thể dục đều đặn. Cần có sự kiểm soát trọng lượng cơ thể thích hợp. Cần chú trọng những bữa ăn giàu Vitamin B3, B6, B12, E, C nhằm giúp hạ cholesterol và hàm lượng homocysteine; đồng thời có tác dụng ngăn cản sự hình thành các cục máu đông bất thường (thromboses).

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Trà dược là một trong những loại thực - dược phẩm được mọi người ưa dùng để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong mùa thu. Nhưng cần phải biết lựa chọn và sử dụng loại nào cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất và phòng tránh được các tác dụng không mong muốn. Dưới đây xin được giới thiệu một số loại trà dược thường dùng trong mùa thu để độc giả tham khảo và vận dụng.

Bài 1: Nhân sâm 120g, thiên môn 240g, mạch môn 240g, sinh địa 240g, thục địa 240g. Các vị sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ích khí dưỡng âm, phù chính cố bản, dùng rất thích hợp cho những người trung lão niên, hình thể gầy yếu, mắc các bệnh đường hô hấp, ho khan, khó thở, môi khô miệng khát, dễ mỏi mệt, đại tiện táo... Người cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính và hen phế quản dùng khá công hiệu.
Ngân nhĩ...
Trà dược dưỡng sinh mùa thu 2
 ...Mạch môn - các vị thuốc làm trà dược dưỡng sinh mùa thu.

Bài 2: Nấm linh chi 9g, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12g, đường phèn vừa đủ. Hai vị thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa với đường phèn uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm nhuận phế, giảm ho trừ đờm, an thần ích trí, dùng rất thích hợp cho những người bị ho hen lâu ngày, môi khô miệng khát, mất ngủ, đầu choáng mắt hoa, hay quên, tinh thần mỏi mệt, đại tiện táo kết...
Bài 3: Nhân sâm 10g, mạch môn, ngũ vị tử 10g. Các vị sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ích khí sinh tân dịch, dưỡng âm cầm mồ hôi, dùng rất thích hợp cho những người suy nhược sau ốm dậy, dễ mỏi mệt, khó thở, miệng khô họng khát, ngủ kém hay mê mộng, hồi hộp, mắc các bệnh lý đường hô hấp lâu ngày gây ho kéo dài, ho khan, khó khạc đờm...
Bài 4: Ngọc trúc 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, sinh địa 12g. Các vị sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân dịch, nhuận táo, dùng rất tốt cho những người bị các bệnh có sốt giai đoạn hồi phục như sốt xuất huyết, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ khớp... có các triệu chứng như mệt nhiều, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ, người gầy, có thể có ho khan, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng... Khi dùng, nếu có hiện tượng đầy bụng, chậm tiêu và đi lỏng thì cho thêm bạch biển đậu sao vàng 10g, mạch nha 15g, gừng tươi 1 lát.

Vừa qua, ở bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã có bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên. Thời gian trước đây cũng có những ca bệnh viêm não, màng não tương tự cũng do bệnh nhân ăn loại ốc này. Do đó việc hiểu biết để tránh nguy cơ bị mắc bệnh trở nên quan trọng đối với mọi người.

Vì sao ăn ốc sên bị viêm não?
Ốc sên có ở mọi vùng miền của nước ta, chúng là vật chủ mang mầm bệnh gây viêm não và màng não do bị nhiễm ấu trùng của giun tròn Angiostrongylus cantonensis. Giun tròn có ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta các công trình nghiên cứu khoa học đã phát hiện giun tròn phân bố từ Bắc đến Nam, hiện diện ở cả người và động vật; xác định nguồn bệnh chủ yếu là các loại ốc, tôm, cua, cá... bị nhiễm mầm bệnh; bệnh được lây truyền theo đường tiêu hóa do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị nhiễm ấu trùng giun tròn còn sống; mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh.

Giun tròn trưởng thành có màu trắng đục, dài từ 17 - 25 mm, đường kính từ 0,26 - 0,36 mm. Đầu giun tròn, có miệng nhỏ, hơi lõm vào, có ba răng. Giun tròn trưởng thành ký sinh ở động mạch phổi của chuột. Trứng giun theo máu đi đến các phế nang và nở ra ấu trùng. Ấu trùng di chuyển lên cuống phổi, qua thực quản, đi xuống ruột, theo phân chuột thải ra ngoài. Ấu trùng giun ở đất thì xâm nhập vào ký sinh ở sên. Ấu trùng giun xuống nước thì đến ký sinh ở các loại ốc sống dưới nước và các loài thủy sản khác như tôm, cua, cá.
 
Trong cơ thể ốc, ấu trùng giun biến thành kén. Chuột ăn phải ốc, tôm, cua, cá, rau... có nhiễm ấu trùng giun tròn thì bị nhiễm bệnh. Vào cơ thể chuột, ấu trùng giun sẽ phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở động mạch phổi của chuột. Người bị nhiễm ấu trùng giun tròn do ăn phải ốc sên, ốc khác, tôm, cua, cá... hoặc ăn rau sống, uống nước lã có ấu trùng. Ấu trùng giun tròn vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, chúng xuyên qua thành ruột, theo đường máu đến não hoặc đến các phủ tạng khác. Ấu trùng giun tròn gây ra bệnh viêm não, màng não rất nguy hiểm.
Chu kỳ phát triển của giun tròn ở chuột gồm các giai đoạn: phát triển ở hệ thần kinh trung ương, rồi ở phổi. Còn ở người, giun tròn chỉ ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, không đi đến phổi được nên không thể hoàn thành chu kỳ phát triển. Nhưng trên thực tế, ở nước ta đã gặp trường hợp giun tròn ở phổi của người; ấu trùng giun lạc chỗ vào gây bệnh ở mắt.
Biểu hiện viêm não, màng não do nhiễm giun tròn
Sau khi ấu trùng giun tròn xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra triệu chứng viêm não, viêm màng não biểu hiện: bệnh nhân bị nhức đầu dữ dội, nhưng chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt; có khoảng 15% bệnh nhân bị kích thích màng não. Bệnh nhân có thể bị viêm các dây thần kinh gây liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác; hội chứng não, tâm thần: nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê... Xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy và trong máu. Protein trong dịch não tủy cũng tăng. Nếu bệnh nhân tử vong, mổ tử thi thấy ấu trùng giun tròn ở trong não.
Coi chừng viêm não do ăn ốc sên 2
 Giun tròn Angiostrongylus cantonensis.
Chẩn đoán xác định bệnh phải dựa vào : kết quả xét nghiệm dịch não tủy thấy bạch cầu ái toan tăng cao, có triệu chứng lâm sàng của hội chứng não và tâm thần, trước đó bệnh nhân có ăn các loại ốc sên, ốc, tôm, cua, cá... chưa nấu chín hoặc uống nước lã , ăn rau sống; sống sinh hoạt trong vùng có dịch bệnh.
Khi đã phát hiện bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng giun tròn với các triệu chứng bị viêm não, màng não cần phải điều trị tích cực. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Thuốc để diệt ấu trùng giun tròn có thể dùng là : thiabendazole là loại có hiệu lực cao đối với ấu trùng giun mới xâm nhập vào cơ thể. Đến giai đoạn sau, phải điều trị triệu chứng kết hợp với thuốc corticoide.
Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng bệnh viêm não do ấu trùng giun tròn mọi người cần thực hiện ăn chín uống sôi. Cụ thể không nên ăn ốc, tôm, cua, cá... còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ. Hạn chế ăn rau sống, nhất là rau thủy sinh như rau muống, rau cần, rau ngổ ( ngò trâu), rau răm, sen, súng…Không uống nước lã, nước đá vì đá có thể làm từ nước chưa nấu chín bị nhiễm bẩn. Tích cực diệt chuột bằng mọi phương pháp để tránh nguy cơ chuột sống gần khu dân cư thải phân lẫn mầm bệnh ra môi trường sống. Không nên ăn ốc sên, nhất là ăn ốc sên chế biến chưa chín kỹ. Người lớn và trẻ em không nên tắm ở ao, hồ, sông, suối, đặc biệt không để nước xâm nhập vào miệng, mũi khi tắm rửa.
Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá độ của "dương tiêu âm trưởng". Lúc này, mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm đi, "táo" với đặc tính khô hanh là chủ khí. Do đó, ăn uống vào mùa thu trước hết cần phải tuân thủ nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", "phòng táo giữ âm, tư thận nhuận phế", nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm nhuận táo. Dưới đây, xin giới thiệu phép ăn uống dưỡng sinh mùa thu để bạn đọc tham khảo:
Đầu thu ôn táo nên chọn những thứ có tính mát để thanh nhiệt dưỡng âm, sinh tân dịch như củ cải, giá đỗ, củ đậu, ngó sen, khoai sọ, khoai môn, củ từ, mía, lê, táo, hồng xiêm, nho, trứng vịt, thịt thỏ, tiểu mạch, bách hợp, trà mạch môn...
Cuối thu lương táo nên chọn dùng những thực phẩm có tính bình hòa để tư âm dưỡng huyết nhuận táo như củ mài, vừng, mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ), thịt rùa, thịt ba ba, sò, gà ác, tổ yến, sữa bò, mật ong, nước dâu, kỷ tử, hà thủ ô...

Để bồi bổ tân dịch, sách Y học nhập môn khuyên nên trọng dụng các loại cháo như cháo bách hợp hạt sen, cháo hồng táo gạo nếp, cháo đường phèn, cháo sa sâm, cháo hoàng tinh... với phương thức "sáng sớm dùng cháo có tác dụng tốt cho quá trình trao đổi chất, lợi cho dạ dày, sinh tân dịch...". Theo cổ nhân, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe, nhất là vào tiết đầu thu khi khí trời vẫn còn nóng ẩm dễ gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa.
Để tư thận, nhuận phế, theo học thuyết Ngũ hành, vị chua vào can, vị cay vào phế. Phế thuộc kim, can thuộc mộc. Mùa thu, vạn vật thu vào, khí kim ở phế vượng thịnh. Nếu ăn uống nhiều đồ có vị cay thì sẽ trợ giúp cho phế khí khiến phế khí càng thịnh, phế kim khắc can mộc thái quá dẫn đến công năng của tạng can bị rối loạn. Vì vậy, cổ nhân khuyên về mùa thu nên ăn uống "thiểu tân tăng toan" (ít cay nhiều chua, cần trọng dụng nhiều thực phẩm có vị chua nhằm tăng cường chức năng của can và phòng ngừa phế khí quá thịnh làm hại đến can và dùng ít thực phẩm có vị cay như hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu.
Thêm nữa, mùa thu là giai đoạn quá độ từ nóng chuyển sang lạnh, vì vậy, không nên ăn quá nhiều đồ sống lạnh hoặc bổ béo khó tiêu dễ gây thương tổn tỳ và vị.
Cuối cùng, mùa thu, ăn uống bồi bổ nên điều hòa (bình bổ) vì thời tiết mát mẻ, âm dương tương đối cân bằng, đồ ăn thức uống không nên quá nóng và quá lạnh. Ví như về mùa hạ, các loại dưa như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang... là thực phẩm thượng hạng vì có tác dụng thanh nhiệt tiêu thử mạnh, nhưng sau tiết lập thu thì bất luận loại dưa nào dù ngon đến mấy cũng không nên ăn nhiều vì dễ làm cho dương khí của tỳ vị hư hao. Sách thuốc cổ đã viết: "Thu qua hoại đỗ" (mùa thu ăn dưa thì có hại cho đường tiêu hóa).

Mùa hạ đã qua, mùa thu đã tới, nhắc lại một vài quan niệm về ăn uống trong mùa thu của cổ nhân những mong chúng ta hiểu thêm đôi nét đặc sắc trong khoa học và nghệ thuật ẩm thực phương Đông xa xưa. Vẫn biết rằng trong thời buổi công nghiệp hiện nay, khi hội nhập và hòa đồng đang là xu thế của thời đại, nhiều nếp cũ không còn giữ nữa, người ta có thể ăn dưa hấu quanh năm, thịt chó, thịt dê và các loại rượu mạnh được tiêu thụ bốn mùa, đồ ăn Âu Mỹ không còn là của hiếm... nhưng ngẫm cho kỹ, con người ta đâu có dễ gì thoát khỏi sự chi phối của quy luật tạo hóa, bởi vậy, dưỡng sinh ăn uống theo mùa xem ra vẫn là điều khiến chúng ta phải lưu tâm nghiên cứu.

Vừa qua, tại Sóc Sơn, Hà Nội có rất nhiều người dân đã bị chó dại cắn gây hoang mang trong dư luận. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tối nguy hiểm vì khi bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa cho dù là Tây y hay Đông y. Tuy vậy, bệnh có thể phòng được.

Vì sao bị bệnh dại?
Bệnh dại do virut dại thuộc họ Rahabdovirus gây ra. Đây là loại bệnh từ động vật lây sang cho người. Ngoài chó, mèo, chuột, dơi còn có một số loài gặm nhấm và động vật khác có thể truyền bệnh dại cho người. Bệnh dại hay gặp nhất là do chó dại cắn. Ở nước ta, tình trạng nuôi chó thả rông, không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng quy cách còn gặp khá nhiều, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Từ đầu năm đến nay, số người bị mắc bệnh dại do chó dại cắn khá nhiều. Bản chất của bệnh dại là gây viêm não cấp tính.
 
Bệnh dại xuất hiện là do virut dại từ tuyến nước bọt của chó lây sang cho người. Chó trưởng thành mắc bệnh dại hay chó con mang mầm bệnh dại, khi cắn hoặc liếm vào vết thương của người (da xây xát) hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virut dại khi làm thịt chó. Lúc này, virut dại chui qua da, niêm mạc (bình thường, virut dại không qua da và niêm mạc nhưng khi da và niêm mạc bị tổn thương, ẩm ướt thì chúng mới có điều kiện xâm nhập) rồi đi vào máu, đến các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là tổ chức thần kinh ngoại biên, sau đó đi đến não (thần kinh trung ương). Tại đây, virut dại theo dây thần kinh đi đến tuyến nước bọt, tản ra khắp hệ thống thần kinh và gây tổn thương tổ chức não, gây viêm não cấp, thể hiện bằng các triệu chứng lâm sàng là rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.

Khi đã lên cơn thì vô phương cứu chữa
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất khác nhau tùy theo vết cắn và độc lực của virut, có thể từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 - 60 ngày). Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương, độc lực của virut dại mạnh thì thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì có thể có các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở nơi vết cắn. Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt.
Thể hung dữ: Biểu hiện chủ yếu là sự kích thích tâm thần như hung dữ, điên khùng, hoảng loạn, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê rồi tử vong. Thể hung dữ còn có thể chỉ bị kích thích vận động là chủ yếu như co cứng, run rẩy, giật, co thắt họng, khí quản, đồng thời người bệnh sợ nước, sợ gió. Những lúc này, bệnh nhân khát mà không dám uống, chỉ cần nghe thấy tiếng nước chảy róc rách cũng đã lên cơn co thắt thanh, khí quản, họng, rất đau đớn và có thể bị nghẹt thở. Các triệu chứng kích thích sẽ tăng lên khi có các tác động mạnh như gió thổi, mùi vị, ánh sáng chói chang. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, hoảng hốt, lo lắng, mắt đỏ ngầu, sáng long lanh. Bệnh nhân rất thính, chỉ cần có tiếng động nhẹ hay ai đó nói gì đều có thể nhận biết và người bệnh lại lên cơn tiếp. Ngoài ra, người bệnh có sốt cao và tăng tiết đường hô hấp trên cho nên rất nhiều đờm, dãi. Dần dần, người bệnh bị rối loạn tim mạch, hô hấp và xuất hiện ảo giác. Bệnh tiến triển càng ngày càng xấu đi và có thể tử vong trong vòng từ 3 - 5 ngày.
Với thể liệt, chiếm tỷ lệ thấp hơn. Người bệnh ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng, sau đó liệt cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến hành não thì bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ. Bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.
Cần lưu ý rằng khi bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa, 100% bệnh nhân tử vong. Cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào (cả Tây y lẫn Đông y) dùng để điều trị bệnh dại khi đã lên cơn. Tuy vậy, cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp bệnh hoang tưởng. Một thời gian sau khi bị chó cắn (con chó này không mắc bệnh dại), người bị chó cắn vẫn lên cơn dại như bệnh dại nhưng thực chất không phải bệnh dại.
Đề phòng bệnh dại, nên làm gì?
Khi chó cắn nghi dại, chỉ có biện pháp để cứu sống bệnh nhân là tiêm huyết thanh kháng dại và vaccin dại kịp thời. Trước hết, cần nhanh chóng rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng và rửa lại thật sạch vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn bằng cồn, cồn iốt hoặc bêtadin để phòng nhiễm khuẩn vết thương, sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khâu vết thương (nếu bị rách nhiều) và tiêm huyết thanh kháng dại, vaccin dại và huyết thanh chống uốn ván (đề phòng bệnh uốn ván).

Vậy khi nào thì tiêm vaccin phòng dại? Chó cắn hoặc liếm vào vết thương (ngay cả chó con cắn, liếm) hoặc chó cắn vào vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ...); Chó cắn xong chạy mất hoặc chó bị đánh chết, chó đang ốm thì phải tiêm ngay huyết thanh chống virut dại và tiêm cả vaccin dại. Nếu sau khi chó cắn mà con chó vẫn bình thường, cần nhốt chó để theo dõi chó (phải chăm sóc chó cẩn thận không để chó đói chết). Sau 10 ngày, nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vaccin dại. Nhưng nếu sau 10 ngày mà con chó đó bị chết thì phải tiêm vaccin dại đủ liều. Vì vậy, những người bị chó cắn nghi dại cần đến các trung tâm y tế dự phòng để được hướng dẫn tiêm huyết thanh kháng dại, vaccin phòng dại và vaccin phòng chống bệnh uốn ván đúng quy định.

Lạm dụng kháng sinh khiến nhiều người phải nhập viện do bị dị ứng, nhiều bệnh nhân không khỏi bệnh cũng vì tùy tiện tự kê đơn kháng sinh.


Bệnh gì cũng... kháng sinh !

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thì trung tâm thường xuyên tiếp nhận các ca dị ứng thuốc vào khám, điều trị, trong đó dị ứng do kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất.

“Việc tự mua thuốc, mua kháng sinh điều trị chiếm tỷ lệ cao trong các ca dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp không phải dùng kháng sinh nhưng bệnh nhân vẫn tự mua uống, do nhiều người vẫn lầm tưởng cứ sốt là uống kháng sinh”, bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, cho biết.

Bệnh nhân nam, 38 tuổi, ở Q.Đống Đa, Hà Nội vào khám trong tình trạng mẩn ngứa, môi sưng tấy. Khoảng 3 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân bị đau răng và ra nhà thuốc tư nhân mua thuốc uống. “Sau khi dừng uống kháng sinh này được khoảng 2 tuần thì tôi bị nóng rát họng và cảm giác sốt nên ra nhà thuốc mua kháng sinh viêm họng. Nhà thuốc bán cho tôi cả kháng sinh và ngậm ho. Lần này dùng thuốc đến ngày thứ ba thì tôi thấy có những nốt mẩn đỏ, cảm giác khó thở”.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, việc sử dụng kháng sinh không phù hợp làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn do thuốc và đặc biệt là làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh (tình trạng điều trị bệnh không hiệu quả do vi khuẩn đã “làm quen”, lờn với thuốc). Theo TS Nguyến Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, rất nhiều trẻ (khoảng 40%) đã được cha mẹ “điều trị” bằng kháng sinh trước khi đưa trẻ đến khám bác sĩ. Nhiều trường hợp ho, sốt do vi rút cũng được cho dùng kháng sinh, trong khi thuốc này chỉ được dùng khi nhiễm vi khuẩn.

Cảnh báo kê đơn bất hợp lý

Theo nghiên cứu (năm 2009-2010) do Cục Quản lý khám chữa bệnh thực hiện, về thực trạng sử dụng kháng sinh trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các khoa điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn thuộc Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp chiếm tới 74%. Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp khiến thất bại điều trị ở nhóm bệnh nhân này lên tới 63% so với 40% ở nhóm dùng kháng sinh phù hợp. 88% nhà thuốc thành thị và 91% là ở nông thôn bán kháng sinh không theo đơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, điều trị kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm trùng, lạm dụng kết hợp kháng sinh, tiếp tục dùng kháng sinh cho bệnh nhân không có đáp ứng... là những sai lầm thường gặp trong sử dụng kháng sinh. 

Trong khi bạn ngủ, cơ thể đang làm rất nhiều điều "điên rồ" mà chính bạn cũng không thể tưởng tượng ra.

 
1. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống
 
Ngay khi bạn chuẩn bị đi vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể của bạn bắt đầu giảm. Tiến sĩ Michael Breus, nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên gia về giấc ngủ ở Scottsdale, AZ, Mỹ và là tác giả của “The Sleep Doctor’s Diet Plan” cho biết, giấc ngủ sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Dấu hiệu giảm nhiệt độ này giúp bộ não giải phóng melatonin, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và báo cho cơ thể của bạn biết rằng đã đến lúc đi ngủ. Nhiệt độ cơ thể thấp nhất là khoảng 2h30 sáng, vì vậy nếu có thể, hãy tăng nhiệt độ tại thời điểm đó cho một hay hai giờ bằng cách dùng lò sưởi hoặc ôm vợ/chồng bạn khi ngủ để cơ thể cảm thấy ấm hơn.
2. Cân nặng giảm
Theo tiến sĩ Breus, bạn bị mất nước qua mồ hôi và thở ra không khí ẩm vào ban đêm. Nếu ngủ chỉ bốn hoặc năm giờ mỗi đêm, bạn có thể hủy bỏ bất cứ chế độ ăn uống và tập thể dục nào mà bạn đang làm trong ngày. Để giảm bớt vòng eo, hãy ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm.
Ảnh minh họa
3. Chiều cao tăng lên
Bạn sẽ không nhận thấy chính xác điều này, nhưng cơ thể có thể cao lên trong khi bạn ngủ. "Các đĩa trong cột sống hoạt động giống như miếng đệm giữa các xương và sẽ trở nên lớn hơn bởi trọng lượng của cơ thể không tạo áp lực và đè lên chúng như là khi bạn đang đứng", tiến sĩ Breus nói. Nếu bạn có nệm tốt, hãy nghiêng người về một bên và ngủ cuộn tròn như tư thế bào thai. Đây là tư thế tốt nhất để bạn có thể cao hơn vì nó giúp giảm tải áp lực trên lưng của bạn.
4. Huyết áp và nhịptim giảm
Khi đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn không cần làm việc vất vả để bơm nhiều máu, vì vậy hệ thống cơ quan đều hoạt động chậm lại. Huyết áp cần giảm vào ban đêm để cơ tim và hệ tuần hoàn có thời gian thư giãn và sửa chữa, tiến sĩ Breus cho biết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có huyết áp cao. Họ cần phải ngủ ít nhất bảy giờ để giảm nguy cơ bị bệnh tim. Và nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hãy điều trị ngay lập tức vì nó có thể làm tăng huyết áp ban đêm.
5. Cơ bắp tạm thời bị tê liệt
Tiến sĩ y khoa Lisa Shives, chuyên gia về giấc ngủ tại Evanston, nhà sáng lập của Y học Giấc ngủ Northshore (Mỹ), đồng thời là chuyên gia y tế cho trangSleepBetter.org cho biết, cơ bắp tạm thời bị tê liệt có vẻ rất đáng sợ, nhưng nó thực sự giúp bạn kiểm soát hành động của mình trong những giấc mơ. Diễn viên hài Mike Birbiglia (Mỹ), một nhà văn và ngôi sao của bộ phim mộng du With Me đã gặp tình trạng hiếm gọi là rối loạn hành vi REM. Trong các buổi biểu diễn của mình, anh chia sẻ mức độ nguy hiểm của việc bị mộng du - khi bạn có thể làm bất cứ điều gì kỳ lạ vào giữa đêm. Vì vậy, hiện tượng cơ bắp bị tê liệt khi ngủ là rất hữu ích.
6. Đôi mắt bị co giật
Trong giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh), đôi mắt của bạn sẽ đảo từ bên này sang bên kia. Giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM. Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo nhất nếu thức dậy ngay sau khi đã trải qua tất cả giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ, trong đó REM xảy ra vào đoạn cuối chu kỳ này. Mặc dù có khác nhau ở mỗi người, nhưng một chu kỳ giấc ngủ thường kéo dài 90 phút, do đó bạn nên cố gắng ngủ trọn vẹn theo chu kỳ 90 phút này. Chẳng hạn, bạn có thể thấy sẽ thức giấc dễ dàng hơn sau khi ngủ 7,5 giờ (5 chu kỳ) so với sau khi ngủ 8 giờ (5 ⅓ chu kỳ).
7. Bạn có khả năng đạt “cực khoái”
Cũng giống như người đàn ông có khả năng cương cứng trong giấc ngủ REM, phụ nữ cũng được kích thích tình dục khi đó. Bộ não hoạt động nhiều hơn trong giai đoạn REM (khi đó bạn đang mơ), vì vậy nó đòi hỏi nhiều oxy. Kết quả là lưu lượng máu ở khắp cơ thể tăng lên. "Có sự co giãn âm vật tự nhiên bởi vì máu sẽ chảy đến khu vực đó và làm nó giãn ra", tiến sĩ Shives nói. Điều đó làm cho bạn nhiều khả năng đạt cực khoái. Điều này chưa được các nhà khoa học khẳng định, tuy nhiên bạn hãy tiếp tục thử nghiệm.
8. Bạn có nhiều khả năng “xì hơi”
Bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ khi nghe điều này, nhưng vào ban đêm, cơ thắt hậu môn được nới lỏng một chút, do đó sẽ dễ dàng hơn để cho ra một hoặc hai tiếng “xì hơi”. Thật may mắn, khứu giác của bạn (và chồng/vợ bạn) đang giảm trong khi ngủ, đó là lý do tại sao hệ thống báo cháy đã được phát minh, bởi vì thật khó để ngửi thấy mùi gì trong khi bạn đang chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang bị đầy hơi, hãy yên tâm: Không ai có thể phát hiện ra điều đó.
9. Toàn bộ cơ thể bị co thắt
"Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, nhiều người trong số họ có thể phải trải nghiệm một cơn giật toàn thân, và đó là điều hoàn toàn bình thường", tiến sĩ Shives nói. Và có khoảng 70% số người gặp hiện tượng này, trong đó cơ bắp đột nhiên bị giật (hypnic jerk) trong khi họ ngủ.
10. Da sản xuất nhiều collagen hơn

Collagen là loại protein giúp tăng cường các mạch máu và tạo độ đàn hồi cho da. Khi ngủ, bạn ở trong trạng thái đói, vì vậy hormone tăng trưởng được tạo ra cho các tế bào mỡ để giải phóng năng lượng tích trữ, như là khi nó bị đốt cháy, hormone tăng trưởng cũng kích thích sự phát triển collagen. "Trước khi ngủ, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm da mặt. Vì chúng có chứa retinols và retinoids làm tăng lượng collagen, giúp da chống lại các gốc tự do có hại và nếp nhăn", Melanie Palm, MD, bác sĩ da liễu của Solana Beach, CA, trợ giảng lâm sàng tại ĐH California, San Diego, cho biết.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bạn có biết rằng có rất nhiều cách kết hợp thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Chăm sóc sức khỏe là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng biết cách. Dưới đây là những cách kết hợp thực phẩm tốt nhất mà bạn nên biết.

Trà xanh + Chanh = Một trái tim khỏe mạnh
 
Trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim của bạn, tất cả là nhờ catechin - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong trà. Nhưng bạn chỉ hấp được khoảng 20% hợp chất có lợi trong trà xanh mà thôi. Tuy nhiên, nếu thêm nước cốt chanh vào trà xanh, chất oxy hóa có trong hợp chất này sẽ tăng lên đáng kể, giúp tim khỏe mạnh. 

Theo công trình nghiên cứu của Mỹ được thực hiện bởi một giáo sư tại Đại học Purdue, thì việc cho thêm một ít chanh vào trong trà sẽ thúc đẩy những tác động có lợi lên sức khỏe con người. Việc hòa trộn giữa trà xanh và chanh sẽ khiến chất catechin- chất chống oxy hóa hiện diện trong trà xanh- sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn.
 
Sau khi pha cho mình một tách trà xanh, bạn cần thêm chanh vào tách trà. Bạn hãy thử xem, bạn sẽ thấy tách trà xanh của mình ngon hơn. 
 

 
Bông cải xanh + Cà chua = Kiểm soát ung thư
 
Bông cải xanh và cà chua đều là những thực phẩm có tác dụng chiến đấu tốt chống lại các tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, nếu như bạn trộn hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tốt hơn cho cơ thể bạn rất nhiều. Hỗn hợp này giúp làm chậm sự tăng trưởng của các khối u gây ung thư vú (ở nữ giới), tuyến tiền liệt (ở nam giới).  

Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois, Mỹ được tài trợ bởi Viện nghiên cứu ung thư Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ, kết hợp bông cải xanh với cà chua sẽ giúp hẹp khối u tuyến tiền liệt tốt hơn so với việc bạn ăn bông cải xanh hoặc cà chua riêng biệt. 
 
Bạn có thể ăn bông cải xanh với nước sốt cà chua cùng bánh pizza hoặc mỳ ý.
 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 2
 
Ớt chuông + Đậu đen = Cải thiện miễn dịch
 
Bạn có thể ăn nhiều ớt chuông đỏ vì thực phẩm nàychứa nhiều vitamin C này sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó bạn hãy kết hợp ớt chuông với đậu đen để vừa bổ sung vitamin C và sắt. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, phụ nữ ăn nhiều ớt chuông đỏ với đậu đen có sức khỏe tốt hơn nhiều so với những người khác, đặc biệt, hệ miễn dịch của họ cũng được cải thiện rõ rệt.
 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 3
 
Trứng + Xoài = Tốt cho da
 
Muốn cải thiện cái nhìn tổng thể và sức mạnh của làn da, bạn hãy cố gắng tiêu thụ 2 loại thực phẩm này. Trứng cần thiết cho sự hình thành và phát triển các tế bào của làn da. “Thực phẩm giàu vitamin C như xoài sẽ giúp cơ thể bạn thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da khỏe mạnh”, Keri Glassman, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York cho biết.
 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 4
 
Bơ + Salad rau xanh = Bảo vệ làn da
 
Da bạn sẽ căng sáng, mịn màng khi bạn hấp thụ hỗn hợp này. Carotenoid có mặt trong các món salad rau có tác dụng làm giảm các gốc tự do để bảo vệ hiệu quả làn da khỏi tác hại của tia UV. Trong một nghiên cứu gần đây tại Đại học bang Ohio (Mỹ), những người ăn bơ trộn cùng món salad gồm rau diếp, rau bina, cà rốt, người đó sẽ hấp thụ tới 15 lần carotenoid hơn so với những người không ăn rau trộn với bơ. 
 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 5
 
Dầu oliu + Cà chua = Phòng bệnh tim và ung thư
 
Cà chua là một thực phẩm chứa cả bốn carotenoid chính (alpha-carotene, beta-carotene, lutein, và lycopene) cùng với ba chất chống oxy hóa (beta-carotene, vitamin E và vitamin C), vì vậy riêng cà chua đã có thể giúp bạn phòng chống ung thư và bệnh tim. "Tuy nhiên, bạn sẽ hấp thụ được tối đa những dưỡng chất có trong cà chua nếu như bạn ăn kèm chúng với dầu ô liu," Magee, một chuyên gia dinh dưỡng của bộ Y tế Hoa Kỳ nhận định. 
 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 6
 
Quế + Bánh mì nướng = Tăng năng lượng 
 
Trước khi ăn bánh mì nướng, bạn hãy rắc thêm một chút quế lên đó, điều này sẽ giúp cơ thể bạn giữ được lượng đường trong máu một cách ổn định nhất. Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, quế giảm sự gia tăng đường trong máu sau bữa ăn. Thêm vào đó, hợp chất này khiến cơ thể bạn nhanh chóng được phục hồi, tăng năng lượng tốt. 
7 cách kết hợp thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe 7
Ăn ít hơn có thể giảm cân, nhưng chưa chắc đã giảm được đúng chỗ mà bạn cần.
 
1. Bột yến mạch
 
Bạn có thể nghĩ rằng ăn ít hơn sẽ giúp bạn giảm cân nhưng không hoàn toàn như vậy. Nếu thực hiện không đúng cách, việc này có thể bị coi là phản khoa học. Bởi bạn không nên bỏ qua các bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Một bữa sáng lành mạnh để bắt đầu sự trao đổi chất, điều chỉnh lượng đường trong máu sẽ giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho bạn.
 

Bột yến mạch giàu chất xơ là lựa chọn tuyệt vời vì nó làm cho bạn có cảm giác no khi ăn, như vậy bạn sẽ không phải ăn thêm bất cứ thứ gì khác vào bữa sáng nữa. Ngoài tác dụng giúp eo thon, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống ung thư hay các vấn đề về đường tiêu hóa, bột yến mạch còn được sử dụng như một loại mặt nạ dưỡng trắng, tẩy da chết hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với các loại mặt nạ khác.
 
2. Quả việt quất
 
5 thực phẩm giúp giữ vòng eo thon 2
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một chế độ ăn giàu quả việt quất có thể giúp giảm lượng mỡ bụng. Ngay cả khi việt quất được đông lạnh thì nó vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng như ban đầu mà không bị mất đi. 
 
3. Hạt hạnh nhân
 
5 thực phẩm giúp giữ vòng eo thon 3
Hạnh nhân có chứa chất béo không bão hòa đơn giúp đốt cháy mỡ bụng. Nó còn cung cấp protein thực vật và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại hạt không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cung cấp các dưỡng chất giúp làm đẹp da.
 
4. Cá hồi 
 
5 thực phẩm giúp giữ vòng eo thon 4
Bổ sung thêm cá hồi vào bữa ăn sẽ cải thiện kết cấu làn da, giúp tóc bóng mượt và da mịn màng hơn. Omega-3 trong cá hồi cũng có tác dụng rất lớn trong việc chống viêm. Cá hồi còn cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng và đốt cháy nhiều calo hơn. 
 
5. Rau diếp cá
 
5 thực phẩm giúp giữ vòng eo thon 5
Rau diếp cá cung cấp các vitamin, khoáng chất và ít calo. Chúng còn chứa một lượng lớn chất xơ để ngăn ngừa triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Bạn nên bổ sung lượng rau này mỗi ngày bằng cách làm cho mình món salad nhẹ ăn trưa, như vậy sẽ giúp cho bạn không cảm thấy bị đói. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm một món salad nhỏ dùng trước bữa ăn, giúp tiêu thụ ít hơn các món chính.
Design by Hao Tran -