Để giảm cơn đau trong những ngày "đến tháng" này, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi.
Em năm nay 22 tuổi. Cứ đến tháng là em bị đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài, những lúc đau nhất thì hầu như huyết ra rất ít hoặc không ra được.
Em bị đau như vậy trong suốt ngày đầu tiên có kinh, những ngày sau cơn đau giảm dần và hết. Trước đây, mỗi lần đau bụng em thường uống 1 viên thuốc giảm đau, nhưng sau này thường phải uống 2 viên mới có tác dụng.
Xin bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có đặc biệt không, có nguy hiểm không và em phải làm sao để không bị đau trong những ngày này nữa? Em xin cảm ơn! (Hạnh Mỹ)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hạnh Mỹ thân mến,
Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài... như bạn mô tả là những biểu hiện đặc biệt liên quan đến chuyện kinh nguyệt mà rất nhiều chị em thường gặp ở thời điểm trước hoặc trong ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trước ngày "đèn đỏ" thì được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, nếu trong ngày "đèn đỏ" thì gọi là đau bụng kinh.
Các cơn đau là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp nhất trong ngày có kinh. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.
Đau bụng kinh có thể do cấu tạo cơ địa mỗi người, cũng có thể là do chị em mắc bệnh tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dù là đau do cơ địa nhưng không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau.
Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn... không phải là đặc biệt. Ảnh minh họa
Em bị đau như vậy trong suốt ngày đầu tiên có kinh, những ngày sau cơn đau giảm dần và hết. Trước đây, mỗi lần đau bụng em thường uống 1 viên thuốc giảm đau, nhưng sau này thường phải uống 2 viên mới có tác dụng.
Xin bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có đặc biệt không, có nguy hiểm không và em phải làm sao để không bị đau trong những ngày này nữa? Em xin cảm ơn! (Hạnh Mỹ)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hạnh Mỹ thân mến,
Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài... như bạn mô tả là những biểu hiện đặc biệt liên quan đến chuyện kinh nguyệt mà rất nhiều chị em thường gặp ở thời điểm trước hoặc trong ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trước ngày "đèn đỏ" thì được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, nếu trong ngày "đèn đỏ" thì gọi là đau bụng kinh.
Các cơn đau là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp nhất trong ngày có kinh. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.
Đau bụng kinh có thể do cấu tạo cơ địa mỗi người, cũng có thể là do chị em mắc bệnh tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dù là đau do cơ địa nhưng không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau.
Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn... không phải là đặc biệt. Ảnh minh họa
Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì Đông y gọi là Thống kinh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông.
Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn... thì rất có thể liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung.
Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), có thể kèm theo đau ngực, đau thắt lưng, mệt mỏi, cảm giác đầy hơi ở bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy… Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em phải nghỉ làm trong những “ngày đèn đỏ”.
Vì vậy, em cần đi khám phụ khoa tại các phòng khám hoặc là các bệnh viện để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời. Nếu ở Hà Nội, em có thể đến Bệnh viện phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện phụ sản Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị.
Để giảm cơn đau trong những ngày "đến tháng" này, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chua, cay, quá nóng để tránh hiện tượng máu không lưu thông. Bạn nên chọn các món ăn giàu vitamin D, vitamin nhóm B và canxi để tăng cường sức khỏe trong những ngày "mất nhiều máu" này.
Ngoài ra, giảm căng thẳng, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá sức cũng là cách để giữ cho bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe và giảm sự co bóp quá mức ở tử cung gây ra những cơn đau.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn... thì rất có thể liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung.
Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), có thể kèm theo đau ngực, đau thắt lưng, mệt mỏi, cảm giác đầy hơi ở bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy… Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em phải nghỉ làm trong những “ngày đèn đỏ”.
Vì vậy, em cần đi khám phụ khoa tại các phòng khám hoặc là các bệnh viện để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời. Nếu ở Hà Nội, em có thể đến Bệnh viện phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện phụ sản Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị.
Để giảm cơn đau trong những ngày "đến tháng" này, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chua, cay, quá nóng để tránh hiện tượng máu không lưu thông. Bạn nên chọn các món ăn giàu vitamin D, vitamin nhóm B và canxi để tăng cường sức khỏe trong những ngày "mất nhiều máu" này.
Ngoài ra, giảm căng thẳng, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá sức cũng là cách để giữ cho bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe và giảm sự co bóp quá mức ở tử cung gây ra những cơn đau.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn |
Mẹo chữa đau bụng nhanh mà hiệu quả ngay tại nhà
0 nhận xét :
Đăng nhận xét